Cho trẻ uống thuốc ho bừa bãi: Không bớt bệnh, chỉ hao của

Phòng ngừa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp cho trẻ bằng TPCN, chế độ ăn giàu dinh dưỡng...

Dùng thuốc trị ho có chứa codein: Mẹ ơi đừng hại con!

Codein đặc biệt có hại cho trẻ dưới 12 tuổi

Cảnh giác chứng nghiện thuốc chữa ho

Sử dụng thuốc ho thế nào cho đúng?

Hiện nay, trên thị trường có tới hàng trăm loại thuốc ho và thuốc cảm dành cho trẻ em. Bốn tác dụng chính của các loại thuốc ho, thuốc cảm có thể kể tới là: Chống ngạt mũi, kháng histamin, ức chế cơn ho và long đờm. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống thuốc cần đặc biệt lưu ý.

Nhiều bằng chứng về sự "vô tác dụng" của thuốc ho, thuốc cảm

Năm 1976, FDA Mỹ đã đưa ra hướng dẫn sử dụng thuốc ho, thuốc cảm ở trẻ em với liều lượng thuốc dùng dựa vào liều dùng cho người lớn: Dùng 1/2 liều người lớn (trẻ 5 - 12 tuổi), dùng 1/4 liều người lớn (trẻ 2 - 5 tuổi) và chưa có quy định về việc sử dụng thuốc ở trẻ dưới 2 tuổi.

Thống kê năm 2004 ở Mỹ cho thấy có tới 25% trẻ được dùng thuốc đúng liều nhưng vẫn bị biến chứng như: Nhịp tim nhanh, mệt mỏi, co giật…. Trẻ dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.

Năm 2007, theo nghiên cứu của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh của Mỹ (CDC) thực hiện cho thấy, trong khoảng thời gian 2004 - 2005, hơn 1.500 trẻ dưới 2 tuổi được đưa tới điều trị tại các phòng cấp cứu của Mỹ vì tác dụng phụ của thuốc ho và cảm với các triệu chứng: Nhịp tim nhanh, ngất lịm, co giật, thậm chí có trường hợp tử vong. Trong số các nạn nhân, cả 3 trẻ dưới 6 tuổi tử vong vì dùng thuốc cảm năm 2005 đều có nguyên nhân sử dụng thuốc quá liều.

Năm 2008, FDA đưa thêm khuyến cáo: Không dùng thuốc ho, thuốc cảm cho trẻ dưới 2 tuổi vì chúng không an toàn, không hiệu quả và tiếp tục xem xét khả năng sử dụng những loại thuốc này cho trẻ 2 - 12 tuổi.

Năm 2009, nghiên cứu do Bệnh viện Nhi đồng BC ở Vancouver (Canada) tiến hành cho thấy, thuốc ho, thuốc cảm không mang lại lợi ích gì cho trẻ dưới 5 tuổi, thậm chí còn khiến chúng gặp nguy hiểm. Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn phát hiện, nhiều loại thuốc ho còn chứa hàm lượng đường khá cao.

Cuối năm 2014, các bác sỹ uy tín hàng đầu và các quan chức thuộc hệ thống y tế công của Anh (NHS) đã bác bỏ nhu cầu sử dụng thuốc ho cho trẻ. Theo đó, các loại thuốc ho, đặc biệt là dạng siro ho với giá thành dao động từ 1,5 – 8 USD/chai (tương đương 30.000 – 160.000 đồng). NHS khuyến nghị: “Chẳng có mấy bằng chứng cho thấy các loại thuốc ho thực sự hiệu quả, mặc dù một số thành phần của chúng có thể giúp điều trị những triệu chứng gắn liền với cơn ho, chẳng hạn như nghẹt mũi hay sốt”.

NHS giải thích thêm rằng, không có thuốc nào, kể cả thuốc kháng sinh có thể điều trị ho do nhiễm virus gây ra, một cách nhanh chóng. Bệnh thường sẽ hết sau khi hệ miễn dịch loại bỏ được virus.

Ho, cảm do virus - thuốc kháng sinh cũng "bó tay"

Giải thích kỹ hơn điều trên, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho hay, ho là biểu hiện chủ yếu của các bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ, các bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là do virus, chiếm khoảng 80%, còn lại là do vi khuẩn và các yếu tố khác. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi thường bị tái phát viêm đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng nội sinh kém, không đủ sức chống đỡ với các mầm bệnh bên ngoài. Vì vậy, tuy y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị bệnh này, nhưng vì chủ yếu là do virus gây ra nên chỉ có thể điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên.

Giảm ho cho trẻ an toàn bằng thảo dược, tinh dầu và các loại gia vị...

Cuối tháng 10 vừa qua, Ủy ban đánh giá nguy cơ cảnh giác dược (PRCA), Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu vừa đưa ra khuyến cáo thắt chặt việc sử dụng thuốc chứa codein trị ho và cảm lạnh ở trẻ (chủ yếu ở dạng viên nén và siro). Vì trẻ dưới 12 tuổi sử dụng thuốc chứa codein dễ gặp các tác dụng phụ như: Buồn ngủ, chóng mặt, khó thở đột ngột, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi trẻ bị ho, bị cảm lạnh, đừng vội vàng cho trẻ dùng thuốc, phụ huynh chỉ cần vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách, có thể kết hợp thuốc nhỏ mũi theo đúng chỉ định của bác sỹ. Đặc biệt, vào mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, giữ vệ sinh nơi ở và tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính…

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để trị ho an toàn từ thảo dược như: Cánh hoa hồng hấp đường, chanh/quất/tỏi hấp mật ong, lá hẹ hấp đường phèn, chanh đào ngâm mật ong…

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách: Bổ sung vitamin C, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có thành phần bướm bạc, kha tử, mật ong, cam thảo, ImmuneGamma…

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng